Mẫu NA7 – Đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Biểu mẫu NA7 là đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam được phát hành theo Thông tư 22/2023/TT-BCA sửa đổi từ Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015.

Mẫu biểu này được sử dụng bởi cá nhân là công dân Việt Nam muốn bảo lãnh cho người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

Từ ngày 15/8/2023, việc bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài xin thẻ tạm trú thăm thân sẽ áp dụng mẫu tờ khai mới theo quy định của Thông tư 22/2023/TT-BCA sửa đổi từ Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015.

Tải: Mẫu NA7 – Đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài

Mẫu NA7

Trường hợp nào phải bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:

Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Theo quy định trên, việc bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh áp dụng cho trường hợp không thuộc các đối tượng sau đây:

  • Thành viên đoàn khách mời của các cấp lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
  • Thành viên đoàn khách mời của các cấp lãnh đạo cao cấp khác như Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
  • Thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  • Người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
Đọc thêm  Hướng dẫn cách nộp visa 462 tự túc vừa làm vừa du lịch

Bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

Cách khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài

Làm thế nào để khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài qua trang thông tin điện tử?

Theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 53/2016/TT-BCA, quá trình khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài qua trang thông tin điện tử được thực hiện như sau:

  • Người muốn khai báo tạm trú truy cập vào trang thông tin điện tử, đăng nhập vào tài khoản khai báo để tiến hành việc khai báo thông tin tạm trú. Việc này cần được thực hiện ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
  • Thông tin cần khai báo gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, và thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài. Có thể nhập thông tin từng phần vào các ô dữ liệu hoặc tải tập tin mẫu đính kèm đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử.
  • Sau khi nhập thông tin, người khai báo tạm trú cần kiểm tra, chỉnh sửa, bổ sung thông tin cần thiết trước khi xác nhận lưu thông tin; kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo tạm trú để đảm bảo rằng hệ thống đã nhận thông tin, nếu chưa nhận được thì cần nhập lại thông tin.

Khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài

Câu hỏi thường gặp về Mẫu NA7

1. Ai là người đủ điều kiện bảo lãnh xin thẻ tạm trú?

Đọc thêm  Visa 820 - Visa 801 Tại sao các cặp vợ chồng đều mơ ước có được

Cá nhân công dân Việt Nam có thể đảm bảo cho người nước ngoài khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có mối quan hệ họ hàng với người nước ngoài.
  • Đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Tự nguyện đồng ý bảo lãnh và chấp nhận trách nhiệm với vai trò là người bảo lãnh.

2. Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân gồm những loại giấy tờ gì?

Các loại giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân bao gồm:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục giấy khai sinh.
  • Đăng ký kết hôn hoặc trích lục đăng ký kết hôn.
  • Giấy chứng nhận quan hệ gia đình.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, một trong những loại giấy tờ này sẽ được yêu cầu để chứng minh quan hệ thân nhân.

3. Hồ sơ nộp kèm mẫu NA7 gồm những gì?

Hồ sơ nộp theo mẫu NA7 bao gồm:

  •  Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước
  • Sổ hộ khẩu của người bảo lãnh
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như giấy đăng ký kết hôn
  • Giấy khai sinh, chứng minh quan hệ gia đình
  • 02 ảnh kích thước 2cmx3cm
  • + Mẫu NA8.

Như vậy thông qua bài viết trên, Visa Đăng Quang đã giải đáp cho bạn về Mẫu NA7 – Đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam, cần bất kỳ thông tin nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn.

Đọc thêm  Mẫu NA11 - Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
Zalo
Chat ngay